
Cập bến Incheon United của Hàn Quốc, tạo được sức hút lớn với lượng fan đông đảo để rồi thậm chí ban tổ chức giải K-League vì sức nóng của Công Phượng mà còn cho phép các câu lạc bộ được đăng kí thêm cầu thủ ngoại đến từ Đông Nam Á kể từ mùa giải 2020.Kết quả bóng đá trực tuyến
Nhưng việc Công Phượng vẫn phải chia tay với giải đấu cao nhất của xứ sở Kim chi là câu trả lời rõ nhất cho việc tiền đạo con cưng của “Bầu” Đức có đủ những yếu tố để chinh chiến ở những giải đấu hàng đầu Châu Á hay không.Kết quả bóng đá trực tuyến
Lối chơi ưa chuộng thể lực và tạt cánh đánh đầu của Incheon United khiến tiền đạo người Việt Nam không thể thích nghi được nổi. Cũng khó cho Công Phượng, cầu thủ chỉ cao 1 mét 68 phải tranh chấp bóng bổng với những cầu thủ cao hơn mình cả một cái đầu.Kết quả bóng đá trực tuyến
Kết quả là Công Phượng bị đẩy lên băng ghế dự bị và thi đấu cho đội trẻ. Cựu tiền đạo của Hoàng Anh Gia Lai có 3 bàn thắng trong những trận đấu của đội U21 Incheon United.Kết quả bóng đá trực tuyến
Nhưng điều đó chỉ khiến bi kịch của Công Phượng tại Hàn Quốc thêm phần não nề.Kết quả bóng đá trực tuyến
Rồi Công Phượng chuyển đến Bỉ chơi bóng nhưng tình hình còn tệ hơn. Trong màu áo của Sint-Truidense V.V., thời gian đầu huấn luyện viên Peter Maes sớm sử dụng tiền đạo người Việt Nam và đã đem lại những hiệu ứng tích cực.
Tuy nhiên, câu lạc bộ của Bỉ tiếp tục chiêu mộ những cầu thủ mới chơi cùng vị trí với Công Phượng. Tính ra, cho đến tận lúc “Messi Việt Nam” rời đi thì Sint-Truidense V.V. đã sở hữu đến 10 tiền đạo.
Thêm vào đó, câu lạc bộ của Bỉ có truyền thống sử dụng các tiền đạo người Nhật Bản. Bởi vậy Công Phượng bị đẩy xuống đội U23 và có được 1 bàn thắng trong thời gian ngắn ngủi này.
Dù trong hoàn cảnh khó khăn như vậy nhưng Công Phượng vẫn rất cố gắng. Tuy nhiên, việc không được thi đấu đỉnh cao đã khiến cầu thủ này mất cảm giác bóng. Đó là lí do Công Phượng bỏ lỡ những cơ hội khá ngon ăn trong màu áo đội tuyển Việt Nam thời gian qua.
Nói một cách rõ ràng, việc Phượng chưa đủ sức chơi bóng ở một môi trường tầm cỡ như vậy thực sự không khiến người ta bất ngờ. Bởi Bỉ là một nền bóng đá lớn của Châu Âu, giải vô địch quốc gia của đất nước này cũng khó nhằn hơn Châu Á gấp nhiều lần.
Người ta đã thực sự lo cho Công Phượng nếu cứ dự bị miệt mài mãi nơi phương xa ấy thì tương lai của anh sẽ “toang” mất.
Nhưng bước ngoặt lại đến trong những ngày cuối năm 2019 khi câu lạc bộ Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định giải cứu Công Phượng. Họ mua lại thời hạn hợp đồng còn lại của tiền đạo này với Sint-Truidense V.V.
Chân sút trưởng thành từ Hoàng Anh Gia Lai ra mắt đội bóng thành phố mang tên Bác trong những ngày đầu năm 2020 mang theo sự kì vọng lớn lao cho một cuộc hồi sinh. Anh nhận được không ít lời chúc mừng từ người hâm mộ cho sự trở lại quê nhà với bến đỗ mới.
Còn tiếp…
Đề xuất của biên tập viên:
- Hành trình tìm lại chính mình từ băng ghế dự bị của Nguyễn Công Phượng (phần 1)
- Hành trình tìm lại chính mình từ băng ghế dự bị của Nguyễn Công Phượng (phần 2)
- Hành trình tìm lại chính mình từ băng ghế dự bị của Nguyễn Công Phượng (phần 3)
- Hành trình tìm lại chính mình từ băng ghế dự bị của Nguyễn Công Phượng (phần cuối)